Khu Du Lịch Di Tích Đền Sóc Tự Hào Là Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt, Điểm Du Lịch Quốc Gia Đặc Biệt Của Thành Phố Hà Nội, Lễ Hội Gióng - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại !

Độc đáo lễ phẩm trong hội Đền Sóc

Hội Đền Sóc đầu Xuân đã trở thành nét đẹp truyền thống trong cộng đồng dân cư huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Gióng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước từ thuở bình minh lịch sử của dân tộc (theo truyền thuyết). Nét đặc biệt của ngày hội không chỉ ở những nghi thức tế lễ, phong tục truyền thống, mà còn ở những lễ vật độc đáo được dâng lên Đức Thánh.

Lễ vật gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng, như: Cơm cà, ngựa sắt, cỏ voi... Trong đó, lễ phẩm duy nhất được đưa vào hậu cung để dâng lên Đức Thánh là lễ vật hoa tre. Đây được cho là vật phẩm biểu tượng cho những bụi tre đằng ngà, công cụ đã giúp Thánh Gióng đánh thắng giặc phương Bắc xâm lược. Đó cũng là biểu trưng cho ý chí quật cường của cha ông ta, bằng sức mạnh của lòng yêu nước, bằng những gậy tầm vông, những lóng tre đằng ngà mà đánh thắng giặc ngoại bang.

DSC 1872
Hoa tre - lễ vật duy nhất được dâng vào hậu cung thờ Đức Thánh Gióng trong lễ hội Đền Sóc tổ chức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Mùi.

Trước mùa lễ hội, các làng tiêu biểu quanh di tích Đền Sóc sẽ được giao cho chuẩn bị lễ vật dâng lên Đức Thánh. Làng nào trong năm được chọn làm kiệu giò hoa tre là niềm vui, niềm tự hào, là điềm báo mang lại may mắn cho cả làng trong năm mới. Hoa tre được tạo bởi các lóng tre ngà cắt ngắn, vót thành bông ở đầu. Người dân sẽ dùng quả dành dành để nhuộm các bông tre này thành hai màu đặc trưng là màu vàng và đỏ. Sau khi kiệu lễ hoa tre được chuẩn bị xong, đêm mồng 5 Tết (trước khai hội một ngày), người dân sẽ thực hiện nghi lễ đặc biệt gọi là lễ Dục Vọng để mời Đức Thánh về chứng giám lễ vật đã được chuẩn bị với tấm lòng thành kính chờ dâng lên trong ngày khai hội.

Cũng bởi sự đặc biệt của lễ vật giò hoa tre, nên người dân đi lễ đầu năm ai cũng mong muốn nhận được một cành lộc hoa tre để mang lại phúc lộc và may mắn cả năm cho gia đình. Và vì tục cướp lộc hoa tre đã có từ lâu đời, nên đội kiệu lễ đưa vào dâng lên Đức Thánh cũng được bảo vệ nghiêm ngặt cho đến sau khi hạ lễ và tán lễ tại đền Hạ. Đội kiệu lễ được tuyển chọn kỹ càng từ những trai làng khỏe mạnh, cường tráng trong làng.

Sau khi lễ phẩm được dâng lên Đức Thánh và đưa về đền Hạ, những bông hoa tre sẽ được tán lộc cho nhân dân. Từ yếu tố tâm linh đặc biệt và phong tục truyền thống mang đặc trưng của một lễ hội trận với quan niệm phải "cướp lộc" mới được nhiều may mắn, nên người dân sẽ tranh cướp lộc hoa tre, tạo nên cảnh náo nhiệt trong ngày hội. Ai tự tay giành được một cành lộc hoa tre từ kiệu lộc sẽ mang lại may mắn cho cả gia đình trong năm.

Cô Nguyễn Thị Hường, người dân xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn đã nhiều năm đi lễ Đền Sóc, tay cầm bông hoa tre vừa giành được, hồ hởi: "Năm nào cô cũng đi lễ Đền Sóc để cầu may mắn đầu năm. Năm nay cô may mắn nhận được lộc hoa tre. Hy vọng sẽ mang lại tài lộc và may mắn đến cho cả nhà trong năm mới".

Cây tre đã gắn bó và trở thành một phần của văn hóa Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Và hoa tre, một lễ phẩm đặc trưng của lễ hội Gióng đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong lễ hội Đền Sóc đầu Xuân. Mùa lễ hội năm nay, người dân thôn Vệ Linh, xã Phù Linh lại thêm tự hào khi được chọn dâng lễ vật hoa tre lên Đức Thánh Gióng.

Nguồn: http://www.qdnd.vn

Điều kiện tự nhiên, xã hội Xem thêm

1. Điều kiện tự nhiên



Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, ...

Văn bia hoành phi câu đối Xem thêm

Một số hình ảnh về hoành phi câu đối tại Đền Sóc

Liên hệ

*Đăng kí tham quan, dâng hương:
Hotline: 032.777.5121
Ms Chung: 03.88888.529

Fanpage chính thức của Đền Sóc

logodensoc

Video | Hình ảnh

Tổng số lượt ghé thăm

0911184
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng số lượt ghé thăm
87
666
1509
905109
10954
14961
911184

Copyright TTQL Khu Du lịch – Di Tích Đền Sóc Sơn @2014