Khu Du Lịch Di Tích Đền Sóc Tự Hào Là Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt, Điểm Du Lịch Quốc Gia Đặc Biệt Của Thành Phố Hà Nội, Lễ Hội Gióng - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại !

Quy chế hoạt động của Trung tâm

quy che

Ban hành kèm theo Quyết định số:  02 ngày 07 Tháng 01 năm 2016 của Giám đốc Trung tâm quản lý khu DL-DT đền Sóc Sơn.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

           Điều 1: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

1.1. Vị trí, chức năng :

Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động; Có chức năng trực tiếp quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích; Tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá, du lịch, tâm linh tại khu di tích lịch sử, danh thắng đền Sóc Sơn, tượng đài Thánh Gióng (gọi chung là khu di tích đền Sóc Sơn) theo quy định của pháp luật.

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện Sóc Sơn.

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bảo tồn, phát triển khu di tích và hoạt động của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

b. Tổ chức bảo vệ, quản lý, bảo tồn, quảng bá tuyên truyền giới thiệu giá trị văn hoá của khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn theo quy định của Nhà nước và thành phố Hà Nội.

c. Tổ chức kiểm kê, bảo quản, xây dựng tu bổ và tôn tạo khu di tích đền Sóc Sơn theo quy định của Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội.

d. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, hội thảo, toạ đàm, tuyên truyền phát huy giá trị văn hoá của lễ hội Gióng và khu di tích đền Sóc Sơn.

đ. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan và vệ sinh môi trường tại khu di tích đền Sóc Sơn theo quy định của Nhà nước và của huyện.

e. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại khu di tích đền Sóc Sơn theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.

g. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của đơn vị với UBND huyện Sóc Sơn, các cơ quan có liên quan.

h. Quản lý toàn diện về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tiền công đức của nhân dân, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp của huyện.

i. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.

1.3. Cơ cấu tổ chức:

a. Lãnh đạo gồm:Giám đốc và 2 Phó giám đốc.

b. Các bộ phận trực thuộc gồm: (gọi chung là phòng)

- Phòng Bảo tồn

- Phòng Hành chính - Quản trị

- Phòng Dịch vụ - Du lịch

- Phòng Kế hoạch - Tài vụ

- Đội Bảo vệ

- Phòng tượng đài Thánh Gióng.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

            Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo Trung tâm:

2.1. Giám đốc: Nguyễn Nam Nho.

a. Giám đốc là người đứng đầu có thẩm quyền lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ như quy định tại khoản 2 điều 1 của quy chế này, chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động của cơ quan trước UBND huyện.

b. Có trách nhiệm: tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng lao động; quản lý tài sản; xây dựng kế hoạch và phương hướng hoạt động, ban hành các loại văn bản của cơ quan.

2.2. Phó giám đốc 1: Phạm Văn Hiến

a. Tham mưu cho Ban giám đốc trong xây dựng chương trình công tác, tổ chức hoạt động khu tượng đài Thánh Gióng.

b. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc phòng tượng đài Thánh Gióng và các phòng thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi tượng đài.

c. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do giám đốc giao.

2.3. Phó giám đốc 2: Phân công nhiệm vụ khi có nhân sự cụ thể.

Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó phòng và của các bộ phận trực thuộc

  3.1. Trưởng phòng:

            a. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động của Phòng; Quản lý, giám sát, điều hành các thành viên trong phòng.

            b. Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng; tổ chức, phân công cán bộ, phối hợp với các phòng khác thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm giao.

            c. Chấm công các thành viên trong phòng, báo cáo tình hình hoạt động của phòng và các công tác đột xuất với lãnh đạo đơn vị.

            d. Tham mưu, đề xuất các nội dung hoạt động, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của phòng trình lãnh đạo phê duyệt.

            3.2. Phó trưởng phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng giao; Trong trường hợp nhận việc trực tiếp từ Ban giám đốc thì phải có trách nhiệm báo cáo nội dung, kết quả với trưởng phòng.

            Điều 4: Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng

 4.1. Phòng tượng đài Thánh Gióng

Thừa hành nhiệm vụ lãnh đạo Trung tâm giao quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của khu di tích tượng đài Thánh Gióng.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích Tượng đài Thánh Gióng, lễ hội Gióng phục vụ du khách và phát triển du lịch.

- Tổ chức bảo vệ giữ gìn ANTT, PCCC, đảm bảo an toàn tài sản cơ quan, người và tài sản của nhân dân về tham quan, hành lễ khu vực tượng đài.

            - Đón tiếp, hướng dẫn du khách làm lễ và tham quan di tích.

- Tổ chức quản lý và tiếp nhận công đức.

            - Giữ gìn vệ sinh môi trường và chăm sóc cây xanh.

            - Quản lý điện thắp sáng, quản lý và bảo vệ, vận hành hệ thống nước.

            - Tổ chức hoạt động phát triển dịch vụ khu di tích.

            Điều 5: Phòng Hành chính - Quản trị.

Tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo Trung tâm phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng chuyên môn; Làm đầu mối quan hệ với các đơn vị khác theo sự phân công của lãnh đạo; thực hiện công tác tổng hợp, điều phối theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác tổ chức, hành chính, quản trị đối với Trung tâm, đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đạt hiệu quả.

Tham mưu giúp Lãnh đạo Trung tâm thực hiện chức năng quản lý: công tác tổ chức viên chức - lao động thực thi công vụ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thi đua, khen thưởng; bảo vệ chính trị nội bộ đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định của Pháp luật.

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm cho lãnh đạo Trung tâm và đôn đốc thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện các công tác báo cáo định kỳ, đột xuất về thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; xây dựng quy chế làm việc, các quy định của Trung tâm và đôn đốc thực hiện sau khi được ban hành;

- Tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ; tham mưu về công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu giúp lãnh đạo Trung tâm thực hiện công tác thi đua khen thưởng; Lập kế hoạch kinh phí hoạt động, mua sắm hàng năm trình lãnh đạo xem xét; Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và các chế độ khác cho cán bộ, viên chức trong Trung tâm.

- Tiếp đón hướng dẫn khách đến  thăm và làm việc; trang trí khánh tiết, phục vụ, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các hội nghị, cuộc họp của Trung tâm;

- Quản lý công văn đến, công văn đi, hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ quản lý và sử dụng con dấu... theo qui định của công tác văn thư, lưu trữ;

- Tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, phòng gian bảo mật, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, quản lý hệ thống mạng, trang thông tin điện tử của Trung tâm;

- Thực hiện nhiệm vụ viết bài, đăng tin, xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu di tích và phát hành các ấn phẩm lưu niệm.

Điều 6: Phòng Bảo tồn:

Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc Sơn và lễ hội Gióng – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại phục vụ du khách và phát triển du lịch.

- Bảo tồn và phát huy tác dụng các giá trị di sản văn hóa của khu di tích đền Sóc Sơn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức và cá nhân tham gia tích cực bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong khu di tích và ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Di sản văn hóa.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo, tu bổ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể khu vực đền Sóc Sơn và tượng đài Thánh Gióng. Tham mưu tổ chức lễ hội hàng năm.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu khảo cổ; tổ chức hội thảo khoa học, xác định giá trị di sản văn hóa khu di tích để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ khách tham quan.

- Phối hợp với phòng Hành chính – Quản trị tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu giữ tư liệu về di tích phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị.

- Thực hiện tiếp nhận hiện vật và tiền công đức của nhân dân theo quy định.

- Thực hiện đón tiếp khách, thuyết minh và tổ chức các hoạt động dâng hương, nghi lễ tâm linh.

            *Quy định về công tác thuyết minh:

            - Thuyết minh viên phải có thái độ hoà nhã, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tình, phải mặc đồng phục (theo quy định của cơ quan) và đeo thẻ chức danh. Hàng ngày bộ phận thuyết minh phải phân công người trực, hướng dẫn thuyết minh cho du khách.

            - Không được đòi tiền công thuyết minh, không được có thái độ thiếu văn hoá với du khách. Phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ.

            - Tham gia công tác đón tiếp khách, ghi nhận công đức tại di tích.

- Được giao và quản lý phương tiện hướng dẫn.

- Kinh phí khách bồi dưỡng một phần cho người trực tiếp hướng dẫn, một phần lập quỹ chia trong tổ hướng dẫn viên và sửa chữa, thay thế phương tiện hướng dẫn.

            * Quy định về tiếp nhận công đức.

            Cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận công đức phải có các tiêu chuẩn sau :

            - Trung thực, tác phong nhanh nhẹn, thái độ hoà nhã, lịch sự, phải mặc đồng phục (theo quy định của cơ quan) và đeo thẻ chức danh.

            - Mỗi bàn tiếp nhận công đức có 2 người, (trong lễ hội sẽ tăng thêm số bàn và số người ghi nhận công đức).

            - Một người ghi vào sổ và một người ghi vào giấy công đức. Người tiếp nhận công đức không được cầm tiền mà hướng dẫn khách tự bỏ tiền vào két công đức.

            - Người tiếp nhận công đức phải có trách nhiệm bảo quản giấy công đức.

            - Cuối buổi phải chốt sổ, nộp tiền đúng quy định. Khi mở hòm công đức phải có sự chúng kiến của bảo vệ.

            - Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận: bớt tiền, giấu tiền công đức, mang tiền cá nhân trong khi làm việc.

Điều 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính

Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Trung tâm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác kế hoạch, tài chính. Phòng làm việc theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Trung tâm. Phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác kế hoạch, ngân sách, tài chính kế toán: quản lý và phân phối tài chính, giám sát việc sử dụng tài chính, tài sản, vật tư kỹ thuật; thực hiện quản lý, thanh quyết toán thu chi theo đúng chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

*Công tác lập kế hoạch, ngân sách và quản lý nguồn kinh phí:

- Căn cứ vào chỉ tiêu trên giao, các tiêu chuẩn, định mức và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tham mưu giúp Ban giám đốc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và  đột xuất về ngân sách.

- Tham mưu cho giám đốc quản lý, sử dụng tốt các nguồn kinh phí, thực hiện đúng Luật ngân sách và nguyên tắc tài chính, chế độ kế toán Nhà nước quy định.

- Lập kế hoạch phân phối kinh phí cho hoạt động, tổ chức các chương trình mục tiêu của đơn vị.

*Công tác Tài chính - Kế toán:

- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán  thống nhất, hạch toán kế toán theo đúng Luật kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

- Thu thập, tổng hợp và chịu trách nhiệm về số liệu, tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí của đơn vị để lập báo cáo kế toán nộp cấp trên đúng thời hạn.

- Thường xuyên cung cấp số liệu, tài liệu kế toán chính xác và kịp thời phục vụ yêu cầu của lãnh đạo.

- Là đầu mối duy nhất để quản lý tiền mặt, kinh phí. Mọi thu chi đều phải được thông qua hệ thống sổ sách kế toán.

- Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, phụ cấp tăng thêm, chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ CNVC theo đúng quy định.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, định mức chi ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

-  Hướng dẫn nghiệp vụ thanh quyết toán cho các cá nhân, đơn vị liên quan để công tác quản lý tài chính kế toán được tập trung thống nhất.

- Tổ chức ghi chép, xuất nhập kho vật tư hàng hoá, tài sản đầy đủ, đúng thủ tục chế độ kế toán hiện hành; phối hợp với các đơn vị thực hiện việc kiểm kê, thanh lý tài sản (nếu có) hàng năm.

- Phối hợp với các phòng chức năng, ban quản lý dự án để tiếp nhận, nghiệm thu các công trình mới (kể cả tu sửa), thiết bị, máy móc để hạch toán vào tài sản cố định của đơn vị trước khi đưa vào sử dụng.

- Tổ chức lưu trữ tốt các văn bản, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán sau khi đã thanh quyết toán theo đúng quy định nhằm giúp cho công tác thanh tra tài chính được thuận lợi.

- Hàng tháng căn cứ nhu cầu chi tiêu của đơn vị lập kế hoạch rút dự toán kinh phí từ kho bạc và tập hợp chứng từ để thanh toán theo đúng quy định;

*Tự kiểm tra và công khai Tài chính - Kế toán:

- Thực hiện quy chế tự kiểm tra công tác tài chính - kế toán hàng năm hay theo định kỳ.

- Thực hiện công khai dự toán, quyết toán và ngân sách hàng năm vào thời điểm thích hợp.

- Thực hiện pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí theo đúng quy định.

* Kế toán:

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan, các phòng chức năng của đơn vị quản lý, đề xuất và thực hiện các chế độ tài chính thu, chi ngân sách; hướng dẫn các tập thể, cá nhân trong cơ quan thực hiện thu, chi tài chính đúng theo quy định.

- Thực hiện các chế độ, chính sách, Bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.

- Thực hiện công tác kế toán, thủ quỹ theo luật kế toán, luật NSNN. Thực hiện công tác báo cáo Tài chính theo quy định.

- Tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng cơ bản tu bổ, tôn tạo di tích và các quy hoạch, kế hoạch khác khi được phân công; quyết toán kinh phí thu, chi; tiếp nhận và giải ngân thanh quyết toán kinh phí XDCB theo quy định. Quản lý hồ sơ các dự án công trình tu bổ di tích.

- Tổ chức kiểm kê kho, quỹ báo cáo lãnh đạo Ban theo quy định.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản của đơn vị.

*Thủ quỹ:

            - Có trách nhiệm nhập tiền từ các nguồn thu của đơn vị, nộp và rút tiền từ kho bạc Nhà nước và các hoạt động tài chính phát sinh khác. Việc xuất tiền phải bảo đảm nguyên tắc: có chữ ký của thủ trưởng đơn vị và kế toán. Nghiêm cấm việc tạm ứng, xuất quỹ khi chưa có lệnh của thủ trưởng đơn vị.

            - Hàng tháng phải báo cáo tịnh quỹ với lãnh đạo Trung tâm.

            - Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tiền mặt, báo cáo tổng thu chi tiền mặt hàng tháng; chịu trách nhiệm đôn đốc các tạm ứng, không được quá 15 ngày, trừ trường hợp được giám đốc đồng ý bằng văn bản. Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ của cơ quan cho cá nhân vay, đổi tiền lẻ.

            - Thủ quỹ kiêm thủ kho.

*Thủ kho:

            - Quản lý, giữ gìn tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan.

- Mở sổ theo dõi xuất, nhập vật tư và mọi tài sản khác. Khi nhập, xuất phải có phiếu nhập và phiếu xuất hợp lệ.

            - Hàng tháng thủ kho cùng với kế toán phải thống kê báo cáo xuất, nhập và tình hình tài sản của cơ quan trình lãnh đạo.         

            Điều 8: Phòng Dịch vụ - Du lịch

Thực hiện chức năng phát huy giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc Sơn và lễ hội Gióng nhằm thu hút khách du lịch, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách.

- Nghiên cứu đặc điểm đối tượng nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan khu di tích.

- Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch, tham mưu xây dựng các sản phẩm dịch vụ, đồ lưu niệm phục vụ du khách. Tham mưu xây dựng thương hiệu du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng, tham mưu hoạch định chương trình công tác, phát triển du lịch bền vững.

- Thiết kế những chương trình theo nhu cầu của khách (tổ chức trò chơi, chương trình giải trí khi có yêu cầu). Tổ chức những buổi tiệc, liên hoan hoặc trò chơi theo yêu cầu của khách.

- Tìm kiếm sản phẩm đẹp, độc đáo và chất lượng để giới thiệu đến khách hàng, liên kết bán hàng.

Điều 9: Đội bảo vệ di tích:

Bảo vệ tài sản của nhà nước, du khách và cán bộ công nhân viên đơn vị khi đến làm việc, tham quan khu di tích.

            - Bảo đảm an toàn cho khách tới tham quan, hành lễ, làm việc tại khu di tích.

- Bảo vệ tài sản của cơ quan, các cổ vật và các két công đức, tài sản của cán bộ, CNVC đến làm việc tại di tích (mất phải đền). Tham gia công tác kiểm tiền công đức.

- Giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực di tích, tuần tra canh gác cả ban ngày và ban đêm bảo vệ di tích và cảnh quan thiên nhiên. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi làm mất ANTT ở di tích như: trộm cắp, trấn lột, cờ bạc bịp, gấy rối trật tự công cộng, ăn mày ăn xin.

            - Có phương án bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những đoàn khách của TW, khách nước ngoài về tham quan di tích.

            - Hàng tháng phải xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo tham mưu với lãnh đạo về tình hình an ninh trật tự tại di tích. Kịp thời báo cáo trực tiếp lãnh đạo khi xảy ra sự vụ trong ngày.

- Đảm bảo công tác PCCC của cơ quan; phối hợp với phòng Dịch vụ - Du lịch xắp xếp hàng quán theo quy hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt.

Điều 10: Tổ kiểm tiền công đức.

            Kiểm đếm tiền giọt dầu, thực hiện theo quy định quản lý tài chính.

            - Mở két khi có đủ thành phần quy định, dán niêm phong của phòng Tài chính – Kế hoạch.

- Tổ kiểm tiền công đức có trách nhiệm thông báo thời gian cho các bộ phận tham gia kiểm két. Đếm các loại tiền, xếp thành từng tập 100 tờ, tổng hợp số tiền lập biên bản nộp thủ quỹ, báo cáo lãnh đạo Trung tâm.

*Quy định nhân sự tham gia kiểm két:

- Người tham gia kiểm tiền công đức không được mang tiền, túi xách vào phòng kiểm két. Ai không có nhiệm vụ không được vào phòng kiểm két. Nghiêm cấm mọi hình thức cất giấu, lấy trộm tiền công đức.

            - Mỗi bộ phận cử 01 người giám sát trong suốt quá trình kiểm tiền. Người giám sát phải theo dõi, phát hiện những hành động vi phạm: lấy cắp tiền, giấu tiền. . . và có quyền kiểm tra các tập tiền đã đếm. Nghiêm cấm việc đổi tiền mới, tiền lẻ trong quá trình kiểm tiền.

            - Hoạt động kiểm tiền chỉ được coi là kết thúc sau khi thư ký lập biên bản, các thành phần ký xác nhận và bàn giao tiền cho thủ quỹ. Việc bàn giao theo nguyên tắc bàn giao tay ba: Tổ trưởng tổ kiểm két, bảo vệ và thủ quỹ của cơ quan.

            - Thư ký tổ kiểm két là Kế toán của cơ quan.

Điều 11. Mối quan hệ giữa các phòng trong đơn vị

            Tuỳ theo nội dung công việc, các phòng trong đơn vị cần có sự phối hợp để thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc phải đoàn kết, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ; nếu có ý kiến khác nhau trong giải quyết công việc phải báo cáo lãnh đạo quyết định.

            Điều 12. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ

            Tất cả cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan phải thực hiện nghiêm Nghị định số 158/2007/NĐ - CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định luân chuyển cán bộ của cơ quan.

            Điều 13. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

            - Căn cứ điều kiện cụ thể, nhu cầu công việc lãnh đạo Trung tâm sẽ tổ chức lớp tập huấn, chọn cử cán bộ đi học, trong thời gian đi học được coi như đang đi làm nhiệm vụ.

- Kinh phí: Căn cứ quy chế làm việc của UBND huyện Sóc Sơn, tình hình thực tế ngân sách của đơn vị và nhu cầu thực tế của đơn vị về việc nâng cao trình độ, giám đốc Trung tâm quyết định hỗ trợ kinh phí người đi học. Mức hỗ trợ không quá số kinh phí phải đóng học phí.

            Điều 14 :Nội quy làm việc của cơ quan :

            - Đi làm đúng giờ (theo quy định của UBND huyện Sóc Sơn và đặc thù Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn).

+ Bảo vệ chủ động phân công nhiệm vụ xây dựng lịch gửi phòng Hành chính – Quản trị.

+ Bộ phận ghi công đức căn cứ tình hình thực tế phân công cán bộ trực công đức khi có khách ngoài giờ làm việc.

            - Trong giờ làm việc không được tự ý bỏ vị trí; Không được đánh bài, uống rượu.

            - Trong giờ làm việc phải mặc đồng phục gọn gàng, đeo thẻ chức danh đúng quy định của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

            - Đảm bảo ngày công; nghỉ một buổi lãnh đạo phòng quyết định; nghỉ một ngày trở lên phải xin phép trưởng phòng và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm.

*Chế độ sinh hoạt cơ quan:

            - Hai tuần giao ban lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng)chiều thứ 6 tuần thứ 2.

            - Một tháng họp cơ quan một lần vào ngày mùng 9 hàng tháng, giám đốc có thể tổ chức họp đột xuất. Lịch họp có thể thay đổi căn cứ tình hình thực tế đơn vị.

            - Các phòng phải chuẩn bị nội dung, tổ chức họp phòng trước khi họp lãnh đạo và họp cơ quan,tổ chức bình bầu cán bộ hàng tháng, tổng hợp báo cáo Ban giám đốc.

Điều 15: Tiêu chí xếp loại lao động hàng tháng (thang điểm 100).

- Hàng tháng lãnh đạo các phòng chấm công và nhận xét cán bộ, báo cáo giám đốc.

- Bộ phận Kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện chấm công bằng vân tay.

1. Nội dung đánh giá:

a. Chấp hành thời gian làm việc :30 điểm.

- Đi muộn về sớm từ 10 đến 20 phút trừ : 5 điểm.

- Đi muộn về sớm từ 20 đến 30 phút trừ : 10 điểm.

- Đi muộn quá 30 phút: coi như bỏ việc 01 ngày trừ 20 điểm.

- Vắng 02 ngày không lý do: Trừ 50 điểm.

c. Kết quả công tác : 30 điểm/lần

- Không hoàn thành nhiệm vụ trừ : 30 điểm.

- Thực hiện nhiệm vụ để khách khiếu nại đúng trừ: 10 điểm.

d. Ý thức tổ chức kỷ luật : 30 điểm/ lần.

-Phát ngôn bừa bãitrừ : 10 điểm.

-Tự ý bỏ vị trí làm việc quá 10 phút trừ : 5 điểm.

-Tự ý bỏ vị trí làm việc quá 20 phút trừ :10 điểm.

-Trang phục không theo quy định: 5 điểm.

- Đánh cãi nhau, cãi lộn với khách trừ: 10 điểm.

- Gây mấy đoàn kết nội bộ, phe cánh, cục bộ trừ: 30 điểm.

- Tựý đổi tiền lẻ trừ: 30 điểm.

- Cán bộ bảo tồn mang tiền vào khu vực nội tự trừ: 30 điểm.

đ. Tham gia các hoạt động đoàn thể tổ chức: 10 điểm

- Vắng 1 lần không có lý do trừ : 5 điểm.

- Vắng 2 lần không có lý do trừ : 10 điểm.

e. Cán bộ không thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo giao: Không hoàn thành nhiệm vụ.

f. Cán bộ ăn cắp tiền trừ: tối thiểu 100 điểm/tháng trong 6 tháng.

g. Cán bộ làm mất tài sản cơ quan do lỗi chủ quan: Không hoàn thành nhiệm vụ năm.

2. Cách bình xét xếp loại :

a. Hàng tháng các phòng họp bình xét lấy ý tập thể.

b. Tổng hợp điểm (theo thang điểm 100) :

- Loại A : từ 80 đến 100 điểm.

- Loại B : từ 65 đến 79 điểm.

- Loại C : từ 65 đến 50 điểm.

            Kết quả xếp loại thi đua là tiêu chí, cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên chức.

3. Đánh giá xếp loại:

- Xếp loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Xếp loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Xếp loại C: Hoàn thành nhiệm vụ.

- Còn lại không hoàn thành nhiệm vụ.

CHƯƠNG III

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

            Điều 16: Tổ chức, tập thể và cá nhân CBCNV chấp hành nghiêm quy chế này sẽ được khen thưởng; Tổ chức, tập thể và cá nhân CBCNV vi phạm quy chế này sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ từ khiển trách đến cảnh cáo, chậm xét tăng lương hoặc buộc thôi việc.

* Cụ thể:

- Xét khen thưởng hàng quý, đột xuất.

Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm được đề nghị xét tăng lương trước thời hạn.

- Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ 3 tháng/năm đề nghị chậm tăng lương 6 tháng.

- Lãnh đạo không hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 3 tháng trong năm cách chức.

- Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đề nghịcấp trên chuyển công tác hoặc thôi việc.

- Cán bộ không thực hiện nhiệm vụ, lập biên bản, xử lý kỷ luật tuỳ từng mức độ xử lý nội bộ hoặc đề nghị cấp trên kỷ luật, là căn cứ xét tăng lương.

- Cán bộ phòng ban vi phạm quy chế, lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm.

 

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

            Điều 17: Quy chế hoạt động của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với nội dung quy chế này đều bị bãi bỏ. Mọi tập thể, cá nhân CB,VC, người lao động trong cơ quan phải thực hiện nghiêm túc quy chế này./

 

Nơi nhận:

- Lãnh đạo UBND huyện (để báo cáo);

- Phòng Nội vụ (để báo cáo)

- Cán bộ, CNVC trung tâm (để thực hiện);

- Lưu VT.

 

GIÁM ĐỐC

 

 Đã ký

 

Nguyễn Nam Nho

 

 

 

 

 

Điều kiện tự nhiên, xã hội Xem thêm

1. Điều kiện tự nhiên



Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, ...

Văn bia hoành phi câu đối Xem thêm

Một số hình ảnh về hoành phi câu đối tại Đền Sóc

*Thông tin liên hệ:
* Đăng kí tham quan, làm lễ dâng hương:
Phòng du lịch:
032.777.5121 (Hotline)
03.88888.529 (Ms Chung)
0982.323.365 (Mr Đảng)

Video | Hình ảnh

Tổng số lượt ghé thăm

0854614
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng số lượt ghé thăm
1304
326
2786
849849
1630
8306
854614

QUẢNG CÁO

Logo DCG

DẤU CHÂN GIÓNG TRAVEL

CHUYÊN TOUR, COMBO, VÉ MÁY BAY, KHÁCH SẠN, HOMESTAY VILLA DU LỊCH

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ team:

03.88888.529 (Ms Chung)

0982.323.365 (Mr Đảng)

0916.743.635 (Ms Ngọc)

0978.669.928 (Ms Biển)

Copyright TTQL Khu Du lịch – Di Tích Đền Sóc Sơn @2014