Khu Du Lịch Di Tích Đền Sóc Tự Hào Là Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt, Điểm Du Lịch Quốc Gia Đặc Biệt Của Thành Phố Hà Nội, Lễ Hội Gióng - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại !

Quần thể khu du lịch - di tích đền Sóc

Quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng để lại trước khi bay về trời và lăng bia đá ghi lại lịch sử và hội đền Sóc.

1. Đền Trình trinh

Đền Trình thờ quan thần linh Núi Sóc. Đền được xây dựng năm 980, thế kỷ thứ 10. Trải qua nhiều lần trùng tu, hiện Đền có kiến trúc hình chữ ĐINH, gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường là gian nhà mà đoàn vừa làm lễ qua, có 5 gian, đặt 1 án thư, bộ chấp kích và 3 tấm bia đá.

Lịch sử xây dựng ngôi đền Trình có liên quan đền huyền thoại Thánh Gióng, gắn với câu chuyện đánh giặc Tống của vua Lê Hoàn năm 980. Vào năm đó, Lê Hoàn kế nghiệp của nhà Đinh lại phải đi đánh giặc Tống. Khi ông đi ngang qua thung lũng núi Vệ Linh này, nghe nói, trong đây có ngôi miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương, người có công đánh đuổi giặc Ân cứu dân cứu nước thời Hùng Vương thứ 6 rất linh thiêng. Vua Lê đã lập đàn hạ trại và cầu Ngài độ cho vua Lê đánh thắng giặc Tống như Ngài đã thắng giặc Ân. Đêm hôm đó, vua Lê cùng quân sĩ hành quân tới sông Đà Giang thì một điều diệu linh đã xảy ra. Sông Đà cuộn sóng dữ dội và trên đỉnh ngọn sóng cao nhất có một vị thần với đôi mắt sáng ngời hiện lên. Vua tôi nhà Lê không hiểu điều gì xảy ra đã quỳ rạp xuống và xin được hỏi: Ngài là ai?. Vị thần với đôi mắt sáng ngời trả lời rằng: Ta là thần linh vùng Sóc Sơn, vâng mệnh Phù Đổng Thiên Vương tới giúp nhà ngươi thắng giặc Tống. Quả nhiên, sáng hôm sau hành quân đi đánh giặc Tống, quân hai bên chưa đụng trận, quân Tống hốt nhiên thấy một người hiện lên giữa sóng lớn, thân cao hơn 10 trượng, tóc dựng ngược, trợn mắt giận dữ nhìn, hiển thánh thần quang. Quân Tống trông thấy kinh hãi. Tướng Tống Quách Quỳ đem quân về nước.” (Theo Lĩnh Nam Chích Quái). Khải hoàn trở về thung lũng núi Vệ Linh này, biết rằng lời nguyện cầu của mình tại ngôi miều thờ Phù Đổng Thiên Vương đã được linh ứng, nên vua Lê để tưởng nhớ công ơn của Người và ca ngợi sự anh linh của Người đã cho sửa ngôi miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương thành ngôi đền khang trang. Ông cho xây thêm các ngôi đền chùa, trong đó có ngôi đền Trình và cho đúc tượng Quan Thần Linh Sóc Sơn thờ tại đây. Phong cho quan thần linh là Thánh Thần Vương. Ba chữ hiện đang được khắc trên mũ của Ngài.

 2. Đền Mẫu

mau

          Là ngôi đền thờ mẹ thân sinh ra đức Thánh Gióng. Tương truyền dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng đã không nhận vinh hoa phú quý, bổng lộc vua ban mà chọn đỉnh núi Đá Chồng siêu thoát về trời. Tạ ơn sinh thành, Ngài xuống ngựa quay về phương Nam nơi quê nhà có mẫu thân đang sống quỳ lạy. Tưởng nhớ công ơn, nhân dân lập đền thời mẫu thân, thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc Việt: khi ta sinh ra có mẹ ôm ấp che chở, khi ta không còn trên cõi đời này nữa cũng là khi ta về với mẹ, mẹ luôn ở bên và dìu dắt ta trong suốt cuộc đời.

Tục thờ Mẫu đã thấm nhuần vào tâm trí mỗi người dân Việt ra từ ngàn đời xưa. Thờ Mẫu ở đâu cũng có ý nghĩa là đề cao người mẹ. Đền Mẫu Sóc Sơn thờ người mẹ đã sinh ra Đức Thánh Gióng. Chuyện kể rằng, từ lâu ở làng Kẻ Đổng (Phù Đổng bây giờ) người ta đã thờ ông Đổng vào ngày 9/4 âm lịch. Theo các cụ, trước và trong ngày ấy bao giờ cũng có mưa to, gió bão, sấm chớp và đó là “ông Đổng về hái cà”. Một lần ông về đã để lại vết chân to tại vườn cà và 1 bà lão hiếm muộn đã ướm chân mình vào vết chân đó để rồi về nhà rúng động và mang thai. Sau 12 tháng hạ sinh ra cậu bé đặt tên là Gióng.

 3. Chùa Đại Bi

chua

Chùa Đại Bi thờ Phật. Phía góc sân chùa còn lưu giữ tấm bia ca ngợi sự linh diệu của đạo Phật. Đạo Phật không tuyền truyền mê tín mà luôn ca ngợi sự trong sáng của con người, khai thông bến mê, vứt bỏ danh lợi “nhất tâm thanh tịnh, vạn cự giai không”. Đây là nơi tu hành đầu tiên của vị sư Ngô Chân Lưu (933 – 1011). Vào thời Đinh, ông được vua Đinh phong Khuông Việt Quốc Sư và lưu giữ chức danh này sang đời Tiền Lê. Khi triều Lê suy tàn, ông đã cùng thiền sư Vạn hạnh phò vua Lý Công Uẩn lên ngôi và được vua Lý phong là Việt Nam Tam Triều Quốc Sư.

Theo Thiền Uyển Tập Anh, thì sinh thời, sư Ngô Chân Lưu thường đến núi Vệ Linh ngao du vì rất yêu thích phong cành u thắng, thanh tịch nơi đây. Sư đã dựng am để tu và khi đó tại khu vực vúi Vệ Linh có ngôi miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương. Chuyện kể rằng, trong một đêm mưa giống sấm chớp, nhà sư mộng thấy có một thần nhân bước tới và nói: Ta là một trong Tứ Thiên Vương, trấn ải phương Bắc, xua đuổi tà ác. Thiên Đế có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ gìn cương giới để cho Phật pháp được hưng thịnh. Ta có duyên với ông nên đến để ủy thác cho ông. Nhà sư kinh hoàng tỉnh giấc thì nghe trong núi có tiếng gào thét, lấy làm lạ lắm. Sáng hôm sau sư đi vào trong núi, phát hiện ra một cây Trầm Hương to hơn 10 trượng, cành là xum xuê, lại có đám mây lành che phủ bên trên. Sư đã sai thợ đốn cây đó tạc tượng Thần như mơ và rước vào thờ trong ngôi miếu Phù Đổng Thiên Vương.

Đến năm 980, khi giặc Tống xâm lược nước ta, vua Lê Hoàn đã cùng với sư Lưu lập đàn cầu nguyện thì được Người hiển linh và phò trợ đánh thắng giặc Tống.

Nhà sư Ngô Chân Lưu nói rằng “Đây là vùng đất của Thánh của Thần rất linh thiêng nên nhà sư không tu ở đây nữa”. Nhà sư giao lại toàn bộ vùng này cho tổng làng Vệ Linh, ngôi làng cách đây 1 cây số quản lý. Nhà sư sau đó cũng lên núi xây chùa Non, tu tại đó và sau này nhà sư viên tịnh tại Kinh Bắc vào năm 1011.

4. Đền Thượng

thuong

Đền Thượng thờ đức Thánh Gióng cùng các chư vị Thánh Thần. Đền được xây trên thế đất cao, dựa lưng vào núi và trước mặt là hồ nước. Ngay lối vào đây có 2 Long Mã, mình ngựa đầu rồng. Mình ngựa tượng trưng cho Ngựa của Thánh Gióng. Đầu Rồng là thể hiện con rồng cháu tiên.

          Tương truyền rằng, thời Hùng Vương thứ VI, dẹp tan giặc Ân, đến chân núi Vệ Linh, Thánh Gióng cởi áo chiến bào khoắc lên cây trầm hương, bỏ giáp sắt lưng chừng núi bay về trời. Tưởng nhớ công ơn, nhân dân lập miếu thờ tại gốc cây trầm hương và phong ông là Phù Đổng Thiên Vương. Tượng của ngài được tạc từ gốc cây trầm hương đó bên cạnh đắp thêm tượng của sáu vị có công phò trợ, về sau vua Lê cho xây dựng tại thành Đền lớn để nhân dân quanh năm thờ cúng. Tượng được thờ đứng, thể hiện sự hiên ngang, tinh thần bất khuất, anh dũng, ý chí quật cường, ý thức mãnh liệt của dân tộc về độc lập, tự do, có văn hóa, bản sắc riêng, muốn sống hòa bình, làm bạn và bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới.

Ích Đảng

 

Điều kiện tự nhiên, xã hội Xem thêm

1. Điều kiện tự nhiên



Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, ...

Văn bia hoành phi câu đối Xem thêm

Một số hình ảnh về hoành phi câu đối tại Đền Sóc

*Thông tin liên hệ:
* Đăng kí tham quan, làm lễ dâng hương:
Phòng du lịch:
032.777.5121 (Hotline)
03.88888.529 (Ms Chung)
0982.323.365 (Mr Đảng)

Video | Hình ảnh

Tổng số lượt ghé thăm

0854621
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng số lượt ghé thăm
1311
326
2793
849849
1637
8306
854621

Liên Kết Web



QUẢNG CÁO

Logo DCG

DẤU CHÂN GIÓNG TRAVEL

CHUYÊN TOUR, COMBO, VÉ MÁY BAY, KHÁCH SẠN, HOMESTAY VILLA DU LỊCH

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ team:

03.88888.529 (Ms Chung)

0982.323.365 (Mr Đảng)

0916.743.635 (Ms Ngọc)

0978.669.928 (Ms Biển)

Copyright TTQL Khu Du lịch – Di Tích Đền Sóc Sơn @2014