Khu Du Lịch Di Tích Đền Sóc Tự Hào Là Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt, Điểm Du Lịch Quốc Gia Đặc Biệt Của Thành Phố Hà Nội, Lễ Hội Gióng - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại !

Tưng bừng lễ hội đầu xuân

Hòa trong không khí tưng bừng, náo nức của một mùa xuân mới, nhiều lễ hội lớn cũng đã diễn ra, mở màn cho mùa lễ hội năm 2015. Lễ hội đầu xuân là tập quán lâu đời, là nét đẹp văn hóa của cha ông ta, đồng thời cũng là hoạt động thể hiện tính cố kết của cộng đồng người Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống anh hùng

Rước kiệu trong lễ hội Gò Đống Đa.


Sáng ngày 23/2/2015 (tức ngày mùng 5 Tết Ất Mùi) hàng ngàn người dân đã đến dâng hoa, dâng hương tượng đài, đền thờ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (tại gò Đống Đa, Hà Nội) và tham dự lễ kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (còn gọi là lễ hội Gò Đống Đa).

Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ chiến công 226 năm trước, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến quân vào thành Thăng Long. Đỉnh cao là trận chiến sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy, khiến Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, quân ta đã chiến thắng hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, kinh thành Thăng Long được giải phóng, đất nước trở lại yên bình. Và từ đó, ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm trọng đại, mang nhiều ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân ta. Gò Đống Đa cũng trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của dân ta, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại đau đớn của kẻ thù phương Bắc.

Để kỷ niệm chiến công hiển hách này, hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, để mỗi người dân được sống lại không khí hào hùng của một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

Tại lễ hội gò Đống Đa năm nay, sau nghi lễ rước, dâng hoa, dâng hương… các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã cắt băng khánh thành dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, tu bổ Công viên văn hóa Đống Đa - di tích gò Đống Đa; công trình xây mới đền thờ Hoàng đế Quang Trung. 

Dự án được khởi công cách đây một năm, với tổng diện tích hơn 2,27 ha, bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đây là công trình mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, tô điểm diện mạo ngàn năm văn hiến của Thăng Long-Hà Nội; phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân.

Sau phần lễ với các nghi thức dâng hương, lễ rước kiệu, múa rồng, là phần hội với những màn biểu diễn nghệ thuật, võ thuật tái hiện lại trận đánh hào hùng năm xưa của vua Quang Trung, tái hiện câu chuyện lịch sử về hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, các màn biểu diễn múa tứ linh, múa quạt, múa sinh tiền, cờ người - cờ tướng, các trò chơi dân gian…

Trước đó, ngày 22/2 (tức ngày mùng 4 Tết âm lịch), tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra lễ kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa (1789-2015). Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Bình Định và hàng nghìn người dân.  Nhân dịp này, tỉnh Bình Định cũng tổ chức đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Tam Kiệt- bảo tàng Quang Trung. Khu di tích Đền thờ Tam Kiệt - bảo tàng Quang Trung là nơi thờ tự ba anh em triều Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng các văn thần võ tướng tiêu biểu dưới thời Tây Sơn.

Khắp nơi trảy hội



Hàng vạn du khách thập phương tham dự Lễ hội Khán hoa mẫu đơn ở chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ảnh: Thanh Thương - TTXVN


Tại nhiều địa phương trong cả nước những ngày qua đã tưng bừng diễn ra các lễ hội đầu xuân năm mới. Tại Bắc Ninh, vào ngày 22/2 (tức ngày mùng 4 Tết), hàng vạn lượt du khách thập phương tấp nập về chùa Phật Tích (xã Phật Tích - huyện Tiên Du - Bắc Ninh) dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn cầu Quốc thái dân an, năm mới an lành, nhiều may mắn. Theo thường lệ, hội chùa Phật Tích được tổ chức từ ngày 3-5 Tết hàng năm, trong đó ngày 4 là chính hội. Hàng vạn du khách thập phương đã tấp nập đổ về chùa Phật Tích lễ Phật cầu bình an khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại Phật tượng Adi đà đều chật kín người. Trong những ngày diễn ra lễ hội thường xuyên diễn ra các chương trình biểu diễn quan họ trên thuyền, giao lưu nghệ thuật trên quảng trường Đại Phật tượng. Đặc biệt, năm nay, tối mùng 5 Tết diễn ra đại Hoa đăng Quảng chiếu, cầu Quốc thái dân an tại quảng trường Đại phật tượng trên núi Phật Tích và chương trình bắn pháo hoa tầm thấp.

Cũng trong ngày mùng 4 Tết Ất Mùi), tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) tưng bừng diễn ra lễ rước Pháo Đồng Kỵ thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm và có nhiều nét văn hoá đặc sắc, nên nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan.

Lễ rước pháo Đồng Kỵ được chuẩn bị từ sớm mùng 4 Tết với sự tham gia của hàng trăm người phục vụ với nhiều nghi thức trang trọng. Mặc dù hiện nay, pháo không còn được lưu hành, nhưng người dân Đồng Kỵ vẫn giữ truyền thống của tổ tiên, thờ pháo và rước pháo. Lễ rước pháo năm nay là hai quả pháo rước khổng lồ được gò bằng tôn, bên ngoài dán giấy nhiều màu sắc và được trang trí rực rỡ với hình tứ linh: Long, lân, quy, phụng. Tuy chỉ là pháo giả, mang tính chất tượng trưng, nhưng ý nghĩa và các nghi thức truyền thống vẫn được giữ nguyên. Bên cạnh lễ rước pháo, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động văn hoá thể thao như: Quan họ trên thuyền, đấu vật, cờ tướng, chọi gà…

Trước mùa lễ hội 2015, các địa phương đều có kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội một cách nghiêm túc, nên các lễ hội đầu xuân đã diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh.

Tại Thái Nguyên, vào ngày mùng 3 Tết Âm lịch (tức ngày 21/2), người dân nô nức kéo về huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để tham dự Lễ hội Xuống đồng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, an lành…  Lễ hội năm nay được tổ chức tại xóm Thanh Hoa, xã Trung Thành, náo nhiệt với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi như thi cày, cấy, bừa, thi máy cày, máy bừa, máy cấy, thi trâu… Tại lễ hội còn giới thiệu với du khách thập phương các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản chè búp của mảnh đất Phổ Yên...

Tại Tây Ninh, tối 22/2 (tức mùng 4 Tết Ất Mùi), tại Khu di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen (phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh), hội xuân Núi Bà đã khai mạc với sự tham gia của đông đảo kiều bào và hàng vạn người dân trong và ngoài tỉnh. Sau tiếng trống khai hội là chương trình múa lân, ca, múa nghệ thuật chuyên nghiệp do các nghệ sĩ đến từ TP Hồ Chí Minh biểu diễn và màn bắn pháo hoa nghệ thuật...

Nguồn: http://baotintuc.vn

Lễ hóa Voi, Ngựa tại Hội Gióng

Khoảng 16 giờ ngày mùng 06 tháng Giêng năm Ất Mùi ( tức ngày 26/02/2015) đã diễn ra lễ hóa voi chiến, ngựa chiến tại Đền Sóc.

một số hình ảnh của buổi lễ hóa:

DSC 2154

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2160

Đồng chí Vương Văn Bút (Chủ tịch UBND Huyện Sóc Sơn - Bên phải)

Đồng chí: Đoàn Hiệp (Bí thư huyện Đoàn Sóc Sơn - Bên trái)

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2167

Đ/c Phạm Văn Hiến -Phó giám đốc trung tâm (thứ 2 từ bên phải sang)

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2168

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2169

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2170

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2171

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2172

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

DSC 2189

(Ảnh: Ích Đảng/TTQL Khu DL-DT Đền Sóc)

Lễ dâng hương của trường THCS Giảng Võ

Hôm nay, ngày 29 tháng 11 năm 2014. Trung tâm quản lý khu DL-DT Đền Sóc Sơn đã tiếp đón đoàn Trường THCS Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội về dâng hương tại sân Rồng Đền Thượng.

Một số hình ảnh về lễ dâng hương

3214567

Chủ tịch UBND Huyện Sóc Sơn chúc tết cán bộ

Buổi chúc Tết đêm 30 tại trung tâm quản lý khu DL-DT đền Sóc Sơn có Lãnh đạo các cấp cùng các ban ngành và toàn thể cán bộ công nhân viên chức.

DSC 0804

Chủ tịch UBND Huyện Sóc Sơn chúc tết
DSC 0837

Đồng chí Nguyễn Nam Nho

Giám Đốc Trung tâm chúc tết cán bộ

DSC 0844

Đồng chí Nguyễn Nam Nho

DSC 0845

Đồng chí Nguyễn Nam Nho

DSC 0849

DSC 0850

Phần trao lì xì cho cán bộ

DSC 0809

 DSC 0857

DSC 0861

Đồng chí: Đàm Thu Trang nâng ly chúc mừng năm mới

 

Đánh thức tiềm năng du lịch di sản Phù Đổng-Hội Gióng

Dù Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn đã được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, nhưng sự liên kết giữa di sản và du lịch còn nhiều khó khăn, địa phương chưa khai thác hết khả năng, giá trị của di sản để phục vụ du lịch.

Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại tháng 11/2010. 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Huy, Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị Di sản văn hóa, dù tiềm năng du lịch phong phú, đặc sắc nhưng Phù Đổng chưa phải là một điểm du lịch, chưa có định hướng, chính sách và cơ cấu tổ chức cho phát triển du lịch, chưa có công tác quản lý du lịch và thúc đẩy du lịch. Việc quản lý mới gói gọn trong bảo vệ di tích.

Ngoài thời điểm diễn ra Hội Gióng (tháng 4 âm lịch) là có khách thập phương đông, còn lại toàn bộ thời điểm khác trong năm di sản này vắng khách. Số lượng khách hàng năm từ 22- 25 nghìn lượt khách. Các sản phẩm du lịch như tuyến, điểm du lịch chưa được xây dựng, trong các tour tham quan Hà Nội, Phù Đổng cũng chưa là một điểm đến. 

Còn khách du lịch đến không gian Hội Gióng ở Sóc Sơn nhiều và đa dạng hơn, diễn ra quanh năm. Ước tính mỗi năm nơi này đón khoảng 70–80 nghìn lượt khách. Tại đây cũng đã cung cấp sản phẩm du lịch cho ½ ngày, 1 ngày hoặc 2 ngày gắn với các khu trung tâm đền Sóc Sơn với các điểm văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh hay thắng cảnh thiên nhiên. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến đây chủ yếu trong 3 tháng đầu năm (chiếm khoảng 80% số khách của cả năm).

Kết nối các điểm di sản 

Theo ông Nguyễn Văn Huy, ở cả hai địa điểm trên, sự liên kết giữa di sản và du lịch còn nhiều khó khăn và chưa khai thác hết khả năng, giá trị của di sản để phục vụ du lịch. Do vậy, việc nghiên cứu những cơ hội phát triển du lịch, đặc biệt tính đến kết nối với các điểm di sản mang tính lan tỏa và các điểm di sản khác quanh vùng là điều cần thiết. 

Ông Huy cho rằng, ở Phù Đổng (Gia Lâm) tuy chưa phát triển du lịch nhưng lại có tiềm năng du lịch quốc tế hơn Sóc Sơn vì các di sản tập trung, đa dạng, tính cộng đồng cao, mô hình quản lý cộng đồng hiện tại phù hợp xu thế quốc tế, đầu tư tốt sẽ là điểm du lịch mới của Hà Nội.

Vì vậy, định hướng để phát triển du lịch ở đây là xây dựng dự án kết nối các di sản tạo thành các hành trình du lịch giữa đền Phù Đổng, Hội Gióng và không gian sống với cảnh quan, đường làng ngõ xóm. Khách du lịch có thể đồng thời trải nghiệm về di sản vật thể, phi vật thể và cuộc sống đương đại của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. 

Bên cạnh đó, kết nối Hội Gióng ở Phù Đổng với các di sản nổi bật khác trong khu vực phía Đông của Hà Nội để tạo thành một sản phẩm du lịch di sản, du lịch văn hóa và tâm linh. Có thể kết nối Hà Nội và Bắc Ninh để hình thành tuyến du lịch liên tỉnh đến đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp hay các làng Quan họ cổ… 

Còn tại không gian Hội Gióng ở Sóc Sơn đang có tiềm năng phát triển du lịch nội địa, vì vậy, định hướng phát triển nơi này là hoàn thiện và đổi mới sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô và phạm vi du lịch, khai thác việc tự phát triển và quản lý của người dân. 

Ông Nguyễn Văn Huy cho biết thêm, sự hấp dẫn của các tour du lịch di sản chính là các chương trình cộng đồng tự giới thiệu về di sản của mình hoặc khách du lịch tương tác với di sản của cộng đồng. Trong Hội Gióng, cộng đồng tham gia tự nguyện vào việc tổ chức lễ hội chính là linh hồn, tâm điểm của di sản. Vì vậy, phát triển du lịch di sản tại đây sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng phát triển di sản một cách bền vững.

Được biết, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Sở VHTTDL Hà Nội đã xây dựng Đề án “Phát huy giá trị không gian Hội Gióng tại Gia Lâm và Sóc Sơn”. Nội dung chính của dự án là kết nối khu trung tâm đền Sóc Sơn với trải nghiệm các làng nghề truyền thống tại Sóc Sơn. Kết nối trung tâm đền Sóc với một số thôn có thờ thánh Gióng và một số làng nghề ở xung quanh không gian đền để tạo thành một sản phẩm du lịch (làng tre trúc Thu Thủy, làng mây tre đan Lai Cách...), khai thác tiềm năng du lịch di sản, văn hóa và trải nghiệm nghề thủ công với đời sống nông thôn. Hiện đề án đang trong quá trình lấy ý kiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia, quản lý văn hóa… để hoàn thiện.

Điều kiện tự nhiên, xã hội Xem thêm

1. Điều kiện tự nhiên



Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, ...

Văn bia hoành phi câu đối Xem thêm

Một số hình ảnh về hoành phi câu đối tại Đền Sóc

Liên hệ

*Đăng kí tham quan, dâng hương:
Hotline: 032.777.5121
Ms Chung: 03.88888.529

Fanpage chính thức của Đền Sóc

logodensoc

Video | Hình ảnh

Liên Kết Web



Tổng số lượt ghé thăm

0915605
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tổng số lượt ghé thăm
27
754
2663
909675
15375
14961
915605

Copyright TTQL Khu Du lịch – Di Tích Đền Sóc Sơn @2014